Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Hà Nội vẻ đẹp thật.

Đại sứ quán Canada vừa phát hành sách ảnh 'Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm' của nhà nhiếp ảnh Greg Girard, với những hình ảnh đời sống hàng ngày của thủ đô, làm quà tặng Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm ghi lại hơi thở cuộc sống hàng ngày và di sản kiến trúc của Hà Nội, thủ đô độc đáo và đa dạng của Việt Nam. Tác giả Greg Girard đưa người xem qua từng con phố và những ngõ nhỏ, ngắm nhìn Hà Nội từ những mái nhà, ban công, đi vào trong các cửa hiệu và những ngôi nhà của người Hà Nội.

Hà Nội

Cầu Long Biên.

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Những bộ phim ý nghĩa về tình cha con

Father's Day là ngày lễ dành cho các ông bố được tổ chức vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm. Nhân dịp này, hãy cùng VnExpress đến với 10 tác phẩm điện ảnh xúc động có đề tài về người cha.
> Những ca khúc nổi tiếng về cha và con

1. Kramer vs. Kramer

"Gà trống nuôi con" với sự tham gia của hai ngôi sao Dustin Hoffman và Meryl Streep đã giành tới 5 giải Oscar quan trọng nhất vào năm 1980. Ảnh: Columbia Pictures.

Chuyện phim bắt đầu bằng việc Ted - một nhà điều hành quảng cáo tham công tiếc việc bị người vợ Joanna rời bỏ, để lại một mình anh với cậu con trai Billy. Lâm vào cảnh "gà trống nuôi con", Ted gặp biết bao khó khăn và cực khổ. Trải qua nhiều chuyện, tình cảm giữa hai cha con anh ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Billy dường như đã quên đi sự chăm sóc của người mẹ và cậu cảm thấy vô cùng hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của cha. Tuy nhiên, một ngày Joanna trở lại với nhiều sự thay đổi, và cô muốn nhận lại Billy (xem trailer).

Ted không đồng ý và cả hai cùng ra tòa để giành quyền nuôi con. Mỗi người đều có một nỗi niềm riêng khiến khán giả phải rơi lệ. Nhưng rồi Ted đã thua bởi ngày trước anh từng không quan tâm tới vợ con mà giờ đây, Joanna có thể đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho thằng bé. Nhưng chính vào khoảnh khắc chia ly của Ted và Billy, Joanna nhận ra rằng cô mãi mãi không thể tách rời hai cha con họ. Giây phút gia đình ba người Ted, Billy và Joanna đoàn tụ trong niềm hạnh phúc, người xem cũng như vỡ òa với những cảm xúc mãnh liệt nhất.

2. The Godfather

"Bố già" luôn nằm trong danh sách những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của mọi thời đại. Ảnh:Paramount.

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo, The Godfathertừng giành 3 giải Oscar và luôn nằm trong số những bộ phim hay nhất của mọi thời đại. Phim đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York. Vito Corleone là ông trùm khét tiếng nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, con trai út của ông - Michael sau khi trở về từ Thế chiến II quyết định không tham gia bất cứ phi vụ gì của gia đình. Một trận chiến khốc liệt nổ ra trong thế giới tội phạm khi xuất hiện đối thủ đáng gờm của ông trùm Vito (xem trailer).

Hàng loạt âm mưu và thủ đoạn đã đẩy "bố già" lâm vào bẫy để rồi cuối cùng ông bị bắn chết, người con trai cả cũng thiệt mạng. Trước tình thế này, Michael không thể thờ ơ nhìn những gì cha gây dựng trong bao năm qua bị kẻ thù tàn phá. Anh nhập cuộc vào thế giới ngầm và trở thành "bố già" mới. Không chỉ vẽ nên bộ mặt xã hội đen tối của giới gangster, The Godfather còn cho người xem thấy được ý nghĩa của gia đình, của những con người máu lạnh nhưng luôn đặt tình nghĩa lên hàng đầu. Giữa một thế giới tội ác đẫm máu thì tình cảm cha con giữa Vito và Michael trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.

3. The Pursuit of Happyness

Will Smith và cậu con trai Jaden Smith cùng đóng vai chính trong "The Pursuit of Happyness". Vai diễn trong bộ phim này đã đem tới cho Will đề cử Oscar vào năm 2007 dành cho nam diễn viên chính xuất sắc. Ảnh: Columbia Pictures.

The Pursuit of Happyness là một bộ phim xúc động mang tới những thông điệp đầy tính nhân văn về ý nghĩa thực sự của từ "hạnh phúc". Được dựa trên một câu chuyện có thật, nhân vật chính của phim là Chris - một nhân viên bán máy soi xương luôn gặp thất bại trong việc kinh doanh. Quá bức bối với việc nợ nần của gia đình, vợ Chris đã bỏ đi và để lại cậu con trai nhỏ Christopher Jr. Điều tồi tệ nhất xảy ra khi hai bố con anh bị đuổi ra khỏi căn hộ do không đủ tiền trả và trở thành những kẻ lang thang (xem trailer).

Đi phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống, có lúc Chris và con trai đã phải ngủ qua đêm trong nhà vệ sinh bẩn thỉu của một ga tàu điện. Tuy nhiên, với nỗ lực phi thường, anh không ngừng mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc cho chính mình và con trai. Từ "happyness" viết sai chính tả (viết đúng là "happiness") là một trong những điểm quan trọng của bộ phim, thể hiện ẩn ý rằng trong cuộc đời, hạnh phúc là thứ con người luôn đi kiếm tìm mà không hề biết rằng chính chúng ta là những người tạo ra nó.

4. Father of The Bride

Danh hài Steve Martin thể hiện hình ảnh một người cha chứng kiến cảnh con gái đi lấy chồng trong "Father of The Bride". Ảnh: Touchstones.

Father of The Bride xoay quanh câu chuyện về George Banks - một ông bố đứng tuổi chuẩn bị làm đám cưới cho cô con gái yêu quý. Annie - con gái ông quyết định kết hôn với một người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc mà cô mới quen biết được ba tháng. George nghĩ rằng cuộc sống của ông hoàn toàn sụp đổ khi con gái đi lấy chồng. Mặc dù người vợ liên tục động viên nhưng George cảm thấy rất buồn và thường xuyên có những hành động kỳ quặc (xem trailer).

Được làm lại từ phiên bản gốc vào năm 1950, Father of The Bride có sự tham gia của danh hài nổi tiếng Steve Martin. Vai George Banks của ông trong bộ phim này đem đến một sự đồng cảm chân thành đối với những người làm cha khi phải chứng kiến con gái thân yêu của mình đi lấy chồng. Đó là một cảm giác bâng khuâng, xen lẫn niềm vui và cả sự đau khổ được thể hiện qua nụ cười gượng gạo, ánh mắt buồn nhưng chan chứa tình yêu thương vô bờ bến. Father of The Bride mang tới cho người xem tiếng cười và cả nỗi xúc động khôn nguôi khi nghĩ về tình phụ tử.

5. Sleepless in Seattle

"Sleepless in Seattle" là một trong những bộ phim gia đình kinh điển nhất, với sự tham gia của Meg Ryan và Tom Hanks. Ảnh: TriStar Pictures.

Nhân vật chính của Sleepless in Seattle là Sam - một kỹ sư sống ở Chicago. Sau cái chết của vợ, anh cùng cậu con trai nhỏ Jonah chuyển tới Seattle bắt đầu một cuộc sống mới và cũng để nguôi ngoai nỗi đau mất mát. Tuy nhiên, Sam không thể quên được hình ảnh người vợ hiền và nỗi nhớ của anh mỗi lúc một lớn hơn. Trong đêm Giáng sinh, Jonah gọi điện tới đài phát thanh tâm sự về câu chuyện gia đình mình và mong muốn tìm cho cha một người vợ mới (xem trailer).

Hàng nghìn người phụ nữ trên khắp nước Mỹ đã lắng nghe lời thổn thức của cậu bé. Ngay sau đó, hơn 2.000 cuộc điện thoại và hàng loạt lá thư tới tấp gửi đến nhà của bố con Sam. Nhưng Sam thờ ơ với chuyện này và anh khuyên con không nên mất thời gian vào đó nữa. Jonah ngày ngày vẫn đọc thư gửi đến và cậu bé đặc biệt quan tâm tới lá thư của người phụ nữ trẻ Annie. Tình cảm mãnh liệt mà Jonah dành cho cha đã đem tới hạnh phúc mới cho Sam, và cho cả cậu bé.

Sleepless at Seattle nhẹ nhàng, dung dị giống như một bản ballad ngọt ngào đầy ấm áp, đem đến cho người xem dư vị thấm thía về giá trị của tình cha con, của tình cảm gia đình thiêng liêng.

6. The Lion King

"The Lion King" được coi là bộ phim hoạt hình nổi bật của hãng Walt Disney. Ảnh: Disney.

Lấy bối cảnh núi rừng châu Phi, Walt Disney xây dựng nên một xã hội của riêng thế giới loài vật trong The Lion King với nhiều mối quan hệ, mâu thuẫn và cả những tình cảm như loài người. Phim xoay quanh câu chuyện của chú sư tử Simba - con trai vị vua Mufasa trị vì vương quốc các loài vật. Cuộc sống êm đềm của Simba chấm dứt khi người chú Scar âm mưu hãm hại gia đình cậu. Để cứu con trai, Mufasa đã phải hy sinh thân mình. Ân hận sau cái chết của cha, Simba đi lang thang sống cuộc sống tự do tới lúc trưởng thành (xem trailer).

Khi nhận thấy mình đã lớn, Simba cảm giác như có một điều gì đó thôi thúc buộc cậu phải trở về nhà đối mặt với mọi thứ. Một cuộc "hội ngộ" với cha đã khiến Simba nhận ra được sứ mệnh của mình. Cậu quay về cứu vương quốc khỏi tay bạo chúa Scar, tiếp bước cha đem lại cuộc sống yên bình và hạnh phúc cho muôn loài.

The Lion King là tác phẩm hoạt hình thứ 32 của Walt Disney và cho đến nay vẫn là bộ phim hoạt hình vẽ tay ăn khách nhất mọi thời đại. Không chỉ khiến người xem xúc động bởi tình cảm cha con sâu đậm giữa Mufasa và Simba, The Lion Kingcòn ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc về ý chí, nghị lực, bản năng sinh tồn và cả về nhân cách sống được truyền tải một cách nhẹ nhàng xuyên suốt bộ phim.

7. Kolya

"Kolya" đem về niềm tự hào cho điện ảnh Czech tại Oscar năm 1996. Ảnh: Space Films.

Là một tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh Czech vào năm 1996, Kolya đã giành được giải Oscar trong cùng năm đó cho danh hiệu Phim nước ngoài hay nhất. Thời điểm xảy ra câu chuyện là vào năm 1988, khi khối Xô Viết tan vỡ. Louka là một người đàn ông đứng tuổi sống tại Czech và vừa bị mất việc. Ông được người bạn giới thiệu công việc kết hôn giả với một người phụ nữ Nga cần có "thẻ xanh" để ở lại Tiệp Khắc. Sau đó, người phụ nữ này dùng quyền công dân mới để tới Tây Đức với người yêu, bỏ đứa con trai 5 tuổi Kolya ở lại với Louka. Người đàn ông trung niên cảm thấy rất khó chịu với Kolya bởi ông vốn quen với cuộc sống độc thân, tự do nay đột nhiên trở thành một ông bố bất đắc dĩ (xem trailer).

Sự bất đồng ngôn ngữ cũng khiến Louka và Kolya gặp nhiều khó khăn. Họ chỉ sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau. Trong suốt thời gian ở bên nhau, Louka và Kolya đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn nhưng cả hai càng lúc càng trở nên gắn bó với nhau. Đến khi Kolya phải trở về với mẹ, Louka nhận ra rằng ông đã coi cậu bé là con trai thực sự của mình từ khi nào không biết. Mối quan hệ đặc biệt được thể hiện trong bộ phim từng làm hàng triệu khán giả trên khắp thế giới phải rơi lệ. Có thể Louka và Kolya không cùng chung huyết thống, nhưng sự gắn bó giữa họ thực sự đáng khâm phục đồng thời khiến cho hai từ "cha con" trở nên đẹp và ý nghĩa hơn.

8. Big Fish

"Big Fish" có phong cách kể chuyện độc đáo. Ảnh: Columbia Pictures.

Năm 2003, đạo diễn Tim Burton gây ấn tượng với một bộ phim độc đáo về tình cảm cha con mang tên Big Fish. Chàng trai Will lớn lên với những câu chuyện cổ tích mà cha kể mỗi lần ru anh ngủ. Sau này khi trưởng thành, Will không còn hứng thú với những câu chuyện của cha và cho rằng ông luôn nói dối anh. Trong ba năm, chàng trai trẻ bỏ nhà ra đi và cắt đứt mọi liên lạc với cha. Một ngày kia, khi biết được tin ông mắc bệnh nặng và sắp qua đời, Will quyết định đi khám phá những câu chuyện cổ tích mà cha vẫn kể khi anh còn bé (xem trailer).

Không đơn thuần chỉ đề cao tình cảm cha con, Big Fish còn đem tới cho người xem nhiều thông điệp sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, về sự trân trọng những khoảnh khắc quý báu của thời ấu thơ. Hầu như đứa trẻ nào khi còn bé cũng đều tin vào những câu chuyện cổ tích mà cha mẹ kể, để rồi khi lớn lên những ký ức đó trở thành dư vị khó có thể phai nhòa. Ngôn ngữ điện ảnh độc đáo củaBig Fish mang lại nhiều ấn tượng và khiến khán giả sau khi xem xong như thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

9. Taken

Tài tử Liam Neeson vào vai một người cha hết lòng vì con gái trong "Taken". Ảnh: Fox.

Taken là bộ phim hành động rất nổi tiếng của điện ảnh Pháp - Mỹ vào năm 2008. Chuyện xảy ra tại thủ đô Paris tráng lệ nhưng ẩn chứa bao cạm bẫy chết người, Kim - cô gái trẻ người Mỹ - tới đây du lịch cùng bạn với niềm háo hức khám phá vẻ đẹp của "kinh đô ánh sáng". Tuy nhiên, vừa tới sân bay cô đã bị bắt cóc bởi một nhóm buôn người Albania. Cha của Kim - Bryan Mills - là một điệp viên đã hết thời quyết tâm tới Pháp để tìm lại cô con gái thân yêu (xem trailer).

Bryan tự tay làm mọi việc, thâm nhập vào thế giới ngầm của những kẻ kiếm tiền trên thân xác phụ nữ - nơi con gái ông đang bị biến thành một món hàng hóa trao đổi. Hình ảnh người cha trong Taken để lại cho người xem sự cảm phục. Vì con gái, Bryan có thể tàn nhẫn, lạnh lùng và sẵn sàng liều mạng đến hơi thở cuối cùng. Phim đưa tới một cho khán giả thông điệp: hạnh phúc lớn lao nhất đối với mỗi người cha là được nhìn thấy con cái mình an toàn, luôn vui vẻ và từng bước trưởng thành trên đường đời.

10. I Am Sam

Diễn xuất tài tình của Sean Penn và ngôi sao nhí Dakota Fanning trong "I Am Sam" từng lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả. Ảnh: New Line.

Sam là một người đàn ông thiểu năng trí tuệ một mình nuôi nấng cô bé đáng thương Lucy bị cha mẹ bỏ rơi. Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn hàng ngày nhưng họ vẫn có một cuộc sống hạnh phúc bên những người bạn tốt bụng xung quanh. Nhưng một ngày Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em đã tới tước đi quyền làm cha của Sam bởi anh có chỉ số IQ của một đứa trẻ lên 7, trong khi Lucy càng lớn lại càng thông minh. Hai cha con họ đã bị chia cắt vào đúng ngày sinh nhật 7 tuổi của Lucy(xem trailer).

Phải xa người mà mình yêu thương nhất, Sam cảm thấy như ngã xuống hố sâu của sự đau khổ. Tuy nhiên, anh không hề bỏ cuộc mà đấu tranh tới cùng để giành quyền nuôi Lucy. Tình yêu thương dạt dào dành cho con gái của một ông bố thiểu năng đã làm lay động trái tim của biết bao người, trong đó có cả nữ luật sư Rita - một người chỉ luôn mải mê với công việc và không quan tâm tới con cái. I Am Samlà một bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc, đề cao sự thiêng liêng, cao quý của tình cảm gia đình.

Những bộ phim về tình dục gây nhiều tranh cãi

Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và sự đồi bại khiêu dâm khiến nhiều bộ phim đề tài này bị phản đối gay gắt. Một vài tác phẩm trong số đó giành được giải thưởng lớn tại những LHP uy tín như Cannes hay Berlin.

1. In The Realm of Senses (1976)

In The Realm of Senses là một bộ phim hợp tác giữa Pháp và Nhật vào năm 1976 và được thực hiện bởi đạo diễn danh tiếng người Nhật Bản Nagisa Oshima. Dựa trên một câu chuyện có thật của một cô gái điếm, In The Realm of Senses lấy bối cảnh tại thủ đô Tokyo vào năm 1936, xoay quay Sada Abe - một cô gái điếm đã giải nghệ giờ làm người phục vụ trong khách sạn. Chủ khách sạn là Ishida gạ gẫm cô và cả hai bước vào mối quan hệ tình cảm mãnh liệt. Ishida đã bỏ vợ và gia đình để theo đuổi Abe. Còn Abe, cô ngày càng muốn sở hữu và chiếm đoạt Ishida một cách cuồng nhiệt.

"In The Realm of Senses" đưa người xem bước vào lãnh địa của những cảm xúc trần trụi nhất. Ảnh: Argos Films

Ngay từ khi vừa mới ra mắt, In The Realm of Senses đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại nước Nhật bởi những cảnh quay trần trụi. Nữ diễn viên chính Eiko Matsuda thậm chí còn bị cấm trở về nước và cô đã phải lưu lạc trong suốt 20 năm. Được trình chiếu tại LHP Cannes nhưng In The Realm of Senses đã bị nhiều nhà phê bình đánh giá là một bộ phim porno.

Phải tới vài năm sau, bộ phim này mới được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật. Khai thác tâm lý của con người và đời sống tình dục một cách trần trụi, In The Realm of Senses thực sự đưa người xem bước vào lãnh địa của những cảm xúc mãnh liệt nhất, chân thực nhất của các nhân vật. Phim cũng tạo nên một cuộc cách mạng về tình dục tại nước Nhật lúc bấy giờ.

2. Romance (1999)

Nữ đạo diễn Catherine Breillat rất táo bạo khi mời nam diễn viên phim khiêu dâm Rocco Siffredi xuất hiện trong bộ phim Romance của mình. Khi anh bạn trai ủy mị từ chối làm tình với Marie, cô đã tìm đến những người đàn ông khác để thỏa mãn dục vọng của mình. Với Marie, đó là một chuyến đi khám phá tình dục, khám phá những khao khát kìm nén bên trong một người phụ nữ và khám phá chính bản thân mình.

Cảnh trong phim "Romance". Ảnh: Trimark Pictures Inc

Romance được xếp vào loại R (cấm trẻ em dưới 17 tuổi) khi được trình chiếu tại Mỹ và một số nước châu Âu. Các nhà phê bình danh tiếng đã đánh giá Romancenhư là một trong số những bộ phim táo bạo nhất thế giới. Cống hiến cho khán giả những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao, tác phẩm này đã được đề cử cho giảiPhim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Liên hoan phim độc lập của Anh quốc vào năm 1999.

3. Pola X (1999)

Được dựa trên tiểu thuyết Pierre: or, The Ambiguities của tác giả Herman Melville, nhân vật chính của Pola X là Pierre - một chàng trai trẻ sống với mẹ tại một tòa lâu đài ở Normandy gần sông Seine. Mỗi buổi sáng, Pierre lái chiếc xe mà anh được thừa kế từ người cha tới thăm Lucie - vị hôn thê của mình. Một đêm, trên đường tới nhà Lucie, Pierre gặp một người phụ nữ rất đẹp trong rừng. Cô ấy nói rằng mình chính là người em gái đã thất lạc từ lâu của Pierre. Sắc đẹp của cô gái khiến Pierre mê mẩn và anh lao vào một thứ tình cảm kỳ lạ, không lối thoát và đầy bi kịch.

"Pola X" có sự tham gia của huyền thoại điện ảnh Pháp Catherine Deneuve. Ảnh: WinStar Cinema

Pola X được coi là bộ phim hay nhất của tài tử đoản mệnh Guillaume Depardieu. Với những cảnh quay làm tình trần trụi và gây sốc, Pola X đã khiến người xem thực sự choáng ngợp trước cách xây dựng câu chuyện táo bạo của đạo diễn Leos Carax. Phim có sự tham gia của huyền thoại màn bạc Pháp - Catherine Deneuve.Pola X từng được chọn để tham dự Liên hoan phim Cannes vào năm 1999.

4. Baise Moi (2000)

Ngay từ cái tên - Baise Moi, phim đã gây được sự tò mò của người xem và tạo nên những con sốt mạnh mẽ trên thị trường phim ảnh ngay từ khi mới ra mắt. Nhân vật chính của phim là hai cô gái làng chơi Nadine và Manu. Một trong hai cô gái là Manu không những bị bạn trai đối xử tệ bạc, mà sau đó còn bị một bọn côn đồ cưỡng bức rất dã man. Còn Nadine thì trọng thương sau một vụ hãm hiếp. Hai cô gái đã hợp lại với nhau và quyết tâm đi trả thù những gã đàn ông khốn nạn. Bằng vẻ đẹp cơ thể, họ đã quyến rũ các nạn nhân để rồi bắn chết từng người trong số họ.

"Baise Moi" đề cập tới tình dục và bạo lực thông qua cuộc trả thù của 2 cô gái điếm. Ảnh: FilmFixx

Tính dục và bạo lực của Baise Moi được phơi bày trên màn ảnh không chút ngần ngại và che giấu. Đó chính là lý do khiến bộ phim bị cấm chiếu ở rất nhiều nước trên thế giới. Phim được thực hiện bởi hai đạo diễn Virginie Despentes và Coralie Trinh Thi - một người gốc Việt. Sự tham gia diễn xuất của nhiều ngôi sao cấp ba cũng khiến cho bộ phim từng bị giới truyền thông liệt vào hàng phim đồi trụy, bạo lực khiêu dâm.

Tuy nhiên, thực tế đạo diễn của Baise Moi muốn truyền tải một vấn đề xã hội bằng cách trần trụi và chân thực nhất để giúp người xem cảm nhận được về cuộc sống của những cô gái bị xã hội coi là cặn bã. Có thể nói Baise Moi giống như là một phiên bản mạnh mẽ hơn của bộ phim nổi tiếng Thelma & Louise.

5. Intimacy (2001)

Jay là một bartender bị ruồng bỏ bởi chính gia đình của mình do vợ anh đã hết hứng thú với mối quan hệ của họ. Giờ đây khi cô đơn sống trong một ngôi nhà cũ kỹ, hàng tuần Jay đều làm tình với một người phụ nữ mà đến cái tên anh ta cũng không hề biết. Mới đầu họ tìm đến nhau chỉ để thỏa mãn nhu cầu tình dục, nhưng về sau Jay phát hiện ra rằng anh đã yêu người phụ nữ đó. Nhưng Claire - tên thật của người phụ nữ đó - lại đã có gia đình và một cậu con trai. Jay đã quyết định chấm dứt mối quan hệ của họ...

"Intimacy" đã giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim lớn. Ảnh: Empire Pictures Inc

Intimacy đã giành giải thưởng Gấu Vàng dành cho Phim hay nhất tại Liên hoan phim Berlin vào năm 2001. Nữ diễn viên Kerry Fox đồng thời giành Gấu Bạc cho Nữ diễn viên xuất sắc. Intimacy khai thác khía cạnh sex có phần hơi trơ trẽn nhưng cũng không kém sự tinh tế. Người xem bị lôi cuốn vào những diễn biến và sự thay đổi tâm trạng của hai nhân vật chính, mỗi khi họ làm tình. Việc sử dụng nhạc nền là những ca khúc pop nổi tiếng ở thập niên 70 và 80 điểm thêm tính nghệ thuật cho phim.

6. The Piano Teacher (2001)

Động chạm vào những vấn đề cấm kỵ trong cuộc sống, The Piano Teacher đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau và cả những lời chỉ trích gay gắt. Từ cuốn tiểu thuyết Die Klavierspielerin của nữ tác giả Elfriede Jelinek, đạo diễn lừng danh Michael Haneke đã khắc họa rõ nét những xúc cảm dục vọng giữa một giáo viên dạy dương cầm ở tuổi trung niên và cậu học trò trẻ tuổi. Những cảnh quay mạnh bạo kích thích thần kinh của người xem đến cao độ. Nhưng trên hết, khi phim kết thúc để lại trong người xem ấn tượng về một câu chuyện tình yêu đẹp và mang màu sắc buồn bã.

"Cô giáo dạy dương cầm" là một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Pháp và Áo kết hợp sản xuất. Ảnh: Kino International

The Piano Teacher là một trong số những bộ phim có đề tài về tình dục giành được nhiều giải thưởng điện ảnh nhất. Phim đã đoạt hàng chục giải thưởng lớn nhỏ, trong đó có 3 giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes vào năm 2001. Tính dục trong The Piano Teacher rất đậm nét, nhưng không tạo nên cảm giác tục tĩu, trơ trẽn mà trái lại đầy tính nghệ thuật từ góc quay, cảm xúc và tâm trạng được thể hiện qua diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên chính.

7. Ken Park (2002)

Xoáy sâu vào đời sống thực tế của nhiều thanh niên trẻ ở Mỹ, Ken Park vẽ nên một bức tranh chân thực về giới trẻ mà ít ai có đủ can đảm đưa nó lên màn ảnh. Phim xoay quanh những con người trẻ tuổi và mối quan hệ của họ với gia đình, bè bạn và những khám phá tình dục ở tuổi dậy thì. Ken Park cho thấy rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng, mà đôi khi chúng ta nên nhìn nhận và dũng cảm đối mặt với thực tế đầy bi kịch.

"Ken Park" đề cập tới nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại. Ảnh: Vitagraph Films

Bốn người bạn trẻ Shawn, Tate, Peaches và Claude đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn trong cuộc sống thường ngày như quan hệ tình cảm nam nữ, bạo lực, tự sát ở tuổi vị thành niên, giết người,... Kinh phí hạn hẹp chỉ có 1,3 triệu USD nhưng cảm xúc mà Ken Park đem tới cho người xem dường như là vô giá. Cuộc sống hiện đại với những mối quan hệ dễ dãi, sự thờ ơ lãnh đạm giữa người với người chính là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của những người trẻ tuổi.

8. 9 Songs (2004)

Trong số những bộ phim về đề tài tình dục gây nhiều tranh cãi nhất không thể không nhắc tới 9 Songs của đạo diễn người Anh Michael Winterbottom. Bộ phim kể một câu chuyện tình yêu kéo dài 12 tháng giữa Matt - một nhà khí hậu học người Anh và cô sinh viên thực tập người Mỹ Lisa. Họ gặp gỡ nhau tại một buổi trình diễn âm nhạc tại London và sau đó, cả hai đã lao vào một tình yêu đầy đam mê, nhục dục.

"9 Songs" từng bị báo chí nước ngoài nhận xét là "mấp mé giữa ranh giới nghệ thuật và sự khiêu dâm". Ảnh: Optimum Releashing

Điểm độc đáo nhất của 9 Songs chính là cách dẫn dắt câu chuyện. Trong suốt bộ phim, khán giả được thưởng thức 9 ca khúc nhạc rock and roll được thể hiện bởi 8 ban nhạc. Xen giữa những màn trình diễn đó là các cảnh làm tình nóng bỏng và đầy cảm xúc của Matt và Lisa. Những bản nhạc lúc nhẹ nhàng êm dịu, lúc lại mạnh mẽ đầy kích động cũng thể hiện cho những trạng thái tình dục của con người: từ khúc mào đầu mơn trớn cho tới lúc hưng phấn tột độ.

9. Shortbus (2006)

Từng được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes vào năm 2006, Shortbus thuộc thể loại tâm lý hài do đạo diễn John Cameron Mitchell thực hiện. Lấy bối cảnh tại thành phố New York ồn ào, phồn hoa, phim là câu chuyện về 7 con người xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Họ gặp gỡ tại quán bar Shortbus dành cho người đồng tính và tìm đến với nhau. Không đơn thuần là một bộ phim có đề tài tình dục thông thường, Shortbus còn lột tả một cách sâu sắc nỗi cô đơn của những con người luôn kiếm tìm ý nghĩa thực sự của tình dục trong cuộc sống riêng của họ.

Bên cạnh yếu tố tính dục, "Shortbus" còn khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Ảnh: THINKFilm

Chuyện chăn gối của những người đồng tính được thể hiện trong Shortbus có phần táo bạo khiến nhiều khán giả có cảm giác ghê tởm. Không ít người cho rằng đây chỉ là một bộ phim cấp ba không hơn không kém.

Tuy nhiên, những nhà phê bình điện ảnh lại đánh giá rằng đây là một bộ phim có nhiều giá trị sáng tạo trong ngôn ngữ điện ảnh. 7 con người với 7 thân phận khác nhau nhưng đều có một điểm chung là muốn khám phá dục vọng của bản thân.Shortbus đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế lớn và nhận được nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia điện ảnh hàng đầu.

10. Antichrist (2009)

Được đề cử tranh giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2009, không giành giải nhưng Antichrist là bộ phim gây nhiều tranh cãi và để lại ấn tượng nhất. Phim bắt đầu bằng hình ảnh một cuộc làm tình cuồng nhiệt của một đôi vợ chồng. Họ quấn lấy nhau như những con thú mà không hề nhận ra cậu con trai nhỏ của họ đã chết khi lao ra ngoài cửa sổ và rơi xuống mặt đất phủ đầy tuyết trắng. Quá đau xót, hai vợ chồng lui về ở ẩn trong một căn nhà nhỏ sâu trong rừng. Từ đây hàng loạt hiện tượng kỳ bí đã xảy ra với họ.

"Antichrist" của đạo diễn Lars von Trier đã gây ra biết bao tranh cãi trong dư luận tại Liên hoan phim Cannes 2009. Ảnh: IFC Films

Antichrist khiến khán giả như phiêu bồng với những hình ảnh đầy tính nghệ thuật ghi lại cuộc truy hoan của đôi vợ chồng trong phim. Nhưng phim cũng gieo rắc một nỗi sợ hãi và ám ảnh bởi những cảnh rùng rợn kích thích cao độ thần kinh của người xem. Antichrist khai thác tới tận cùng cảm xúc tối tăm nhất trong mỗi con người và biến nó trở thành một nỗi bi phẫn ngọt ngào, đưa người xem đến với nhiều cung bậc trạng thái tâm lý khác nhau.

Phim đã giành tới gần 20 giải thưởng điện ảnh quốc tế. Nữ diễn viên chính Charlotte Gainsbourg được vinh danh tại Liên hoan phim Cannes 2009 với danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc.

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

The Bicycle Thief - Người phá lệ Oscar

DOWNLOAD:
[MF]http://www.mediafire.com/?sharekey=e1a8eeb7ec8fe02300d27174b47c6657be05dd91399d5bdaa543906a5faff527




Đã từ lâu, giải Oscar Phim nước ngoài hay nhất luôn nhận được sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Giải này chỉ bắt đầu xuất hiện từ giải Oscar lần thứ 22 (1949), và vinh dự đã được trao cho bộ phim Italia The Bicycle Thief (Kẻ cắp xe đạp). Trong lịch sử điện ảnh, đây là một trong số những bộ phim hiếm hoi trên thế giới, gần như có được tất cả những lời khen tặng đẹp đẽ mà một bộ phim có thể nhận được. Và nó hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Giờ đây mỗi khi xem lại ta vẫn thấy xốn xang, bởi nó vẫn còn nguyên giá trị và tươi mới như ngày đầu ra mắt khán giả cách đây 60 năm!

TẦM ẢNH HƯỞNG LỚN LAO

Kẻ cắp xe đạp là một cuộc tìm kiếm chân giá trị của con người, thể hiện qua tâm hồn của nhân vật chính trong phim. Chuyện phim thật đơn giản, gia đình Ricci - gồm vợ và đứa con trai nhỏ - cả nhà sống nhờ vào chiếc xe đạp. Đến một ngày, chiếc xe đạp bị cướp khi Ricci đang mải làm việc… Trong cơn tuyệt vọng, Ricci nảy ra ý định ăn cắp xe đạp của người khác…

Câu chuyện nghe giống như một bài răn dạy đạo đức trong Kinh thánh hơn là một bộ phim. Vào thời điểm bộ phim được công chiếu, một số người đã xem nó như một tác phẩm “thân Cộng” (lúc đó nhà biên kịch Zavattini là một thành viên của Đảng cộng sản Ý). Để tìm chất liệu viết nên kịch bản này, Zavattini đã phải lăn lộn khắp xó xỉnh ở thủ đô Roma, phản ánh đời sống hiện thực của nước Ý sau chiến tranh vẫn đang còn bị cái nghèo tàn phá.


Dòng phim “Tân hiện thực” đúng như tên gọi của nó mang rất nhiều ý nghĩa. Hầu hết đề cập đến cuộc đời của tầng lớp lao động, sống trong bối cảnh nghèo nàn và mang những thông điệp nhắn nhủ về một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự giàu có được phân phát đồng đều tới mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác giả đã nhìn nhận những chi tiết chân thực này với con mắt nhân văn. Bộ phim không e dè và rất thẳng thắn khi thể hiện một thế giới tiêu cực bị bóp méo đến thảm hại bởi chính con người.

Không phải là bộ phim đầu tiên, nhưng có thể nói Kẻ cắp xe đạp đã đặt nền tảng lịch sử cho kỷ nguyên phim “Tân hiện thực” Ý. Bộ phim đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cả một thế hệ đạo diễn lẫy lừng của nước Ý như: Visconti, Rossellini, Antonioni, Fellini, Bertolucci… và rất nhiều văn nghệ sĩ khác trên thế giới như kịch tác gia nổi tiếng Arthur Miller (Mỹ).

Ảnh hưởng của Kẻ cắp xe đạp không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại vẫn còn nhiều đạo diễn, nhiều bộ phim từ Âu sang Á, chịu ảnh hưởng từ bộ phim này: Pee-Wees Big Adventure của Tim Burton (Mỹ), Beijing Bicycle của Vương Tiểu Soái (Trung Quốc), Two Acres of Land của Bimal Roy,Pather Panchali của Satyajit Ray và Polladhavan của Vetrimaran (Ấn Độ)…


Năm 1999, bộ phim Children of Heaven của Iran đã được đề cử phim nước ngoài hay nhất. Trong phim có một cảnh quay cảm động khi người cha nhấc con mình ngồi trên gióng xe, và đưa cậu bé đến một miền đất trù phú… Cảnh này quá quen thuộc với những ai đã từng xem Kẻ cắp xe đạp. Những chủ đề như thế thường sống mãi với thời gian: Một người đàn ông rất yêu gia đình, và tìm mọi cách để bảo bọc cái gia đình ấy, nhưng xã hội lại luôn gây ra những khó khăn cản trở! Ai mà chẳng nhận ra những sự trùng hợp này với Kẻ cắp xe đạp!

Ngay từ lúc ra mắt, Kẻ cắp xe đạp đã đón nhận sự hoan nghênh của công chúng khắp thế giới. Tạp chí điện ảnh Sight & Sound của Anh đã bầu chọn đó la bộ phim hay nhất và nó giữ vững vị trí này trong suốt 10 năm liền (mãi đến năm 1962 mới bật ra khỏi bảng xếp hạng).

Trước năm 1949, giải Oscar vẫn chỉ trao cho những bộ phim nói tiếng Anh, chứ chưa có giải dành cho phim nước ngoài. Nhưng sự nổi bật của Kẻ cắp xe đạp đã khiến Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ phải phá lệ và tặng cho nó tấm bằng khen danh dự. Và từ năm sau, trong các hạng mục của giải Oscar đã bổ sung thêm giải dành cho Phim nước ngoài hay nhất. Kẻ cắp xe đạp chính thức được xem là bộ phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải Oscar.

Nhưng danh giá nhất là cuộc bầu chọn tại Hội chợ triển lãm quốc tế Bruxelles (Bỉ) tháng 10/1958. Ban giám khảo là những đạo diễn tên tuổi của điện ảnh thế giới đã chọn Kẻ cắp xe đạp là một trong số 12 phim hay nhất của mọi dân tộc, mọi thời đại. Danh dự cao quý đó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.

Năm 1988, nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra đời của Kẻ cắp xe đạp, bưu điện Italia đã đưa bộ phim lên tem. Năm 2008, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra mắt, bản phim đen trắng 35mm Kẻ cắp xe đạp đã được phục chế và in bản mới để chiếu tại cụm rạp Lincoln Plaza (trung tâm Broadway, Mỹ) trong suốt nhiều tuần liền.

BI KỊCH TRONG PHIM VÀ BI KỊCH ĐỜI THƯỜNG

Là một trong những người đi tiên phong của dòng phim “Tân hiện thực”, đạo diễn Vittorio De Sica luôn yêu thích ý tưởng chọn diễn viên là những con người bình thường, chưa hề biết thế nào là diễn xuất trước ống kính, và tất nhiên Kẻ cắp xe đạp cũng không phải là ngoại lệ.

Thế nhưng ban đầu, ý định của ông không thực hiện được vì những ông chủ hãng phim tại Ý không thích kịch bản này. Vittorio De Sica tức tốc sang Hollywood. Tại đây, một hãng phim rất thích kịch bảnKẻ cắp xe đạp, họ sẵn sàng bỏ vốn cho De Sica thực hiện bộ phim với điều kiện ông phải nhận Cary Grant - một ngôi sao nổi tiếng rất ăn khách lúc bấy giờ đóng vai chính.

De Sica không tán thành, và đề nghị được thay bằng ngôi sao lừng danh Henry Fonda. Nhưng do không thể hủy hợp đồng mà Henry Fonda đã ký với một hãng phim khác, đề nghị này cũng lại không thành.


De Sica quyết định về lại Ý và tự mình sản xuất. Ông vận động bạn bè khắp nơi đóng góp tài chính với số tiền ít ỏi là 133.000 USD để thực hiện bộ phim dưới danh nghĩa của hãng P.D.S. (Produzioni De Sica). Trong suốt hàng tháng trời, De Sica tay cầm kịch bản, lang thang khắp các đường phố để chọn diễn viên. Cho đến một ngày, trên đường phố Roma, ông đã tình cờ gặp Lamberto Maggiorani đang cùng vợ con rong chơi trên chiếc xe đạp của họ.

Đó là một người đàn ông 39 tuổi, dáng cao gầy với bộ mặt hiền lành, thao thức và đầy khát vọng. De Sica tự nhủ đây chính là nhân vật thật sự mình cần. Không để lỡ cơ hội, ông chạy theo Maggiorani và đặt thẳng vấn đề với anh: “Tôi không phải là một người sản xuất ra các diễn viên điện ảnh. Tôi không dám hứa hẹn gì với anh, ngoài việc đề nghị cho tôi mượn bộ mặt của anh trong bộ phim mà tôi đang chuẩn bị quay. Anh vui lòng xin phép nhà máy cho nghỉ việc không ăn lương trong vòng hai hoặc ba tháng, sau khi quay xong anh sẽ trở về đó làm việc như cũ”. Sau một thoáng suy nghĩ, Maggiorani ưng thuận, và bộ phim được tiến hành.

Sau khi giúp bộ phim thành công, Maggiorani, như hợp đồng, đã âm thầm trở về nhà máy luyện kim tại ngoại ô thành phố Roma làm việc như trước đây, chờ đến khi hết giờ làm việc để chạy bổ về nhà với hy vọng có ai đó đề nghị ký hợp đồng đóng vai trong bộ phim mới. Nhưng một hôm người ta báo cho Maggiorani biết anh bị sa thải khỏi nhà máy! Và Maggiorani bắt đầu một cuộc sống nghèo túng như chính hoàn cảnh của nhân vật Ricci. Nhưng anh vẫn nuôi hy vọng tiếp tục được đóng phim…

Bẵng đi một thời gian, anh được nhận vào đóng vai phụ trong một bộ phim của đạo diễn Hungary Geza Radwanyl quay ở phim trường Cinecitta, và một vai khác cũng không lấy gì làm quan trọng bên cạnh cô đào người Pháp Simon Simonet. Anh lại hy vọng, nhưng cứ thế, anh chỉ có thể tham dự trong nhiều bộ phim với những vai không để lại một dấu ấn gì hết!

Năm 1983, sau một cơn bạo bệnh kéo dài, Lamberto Maggiorani - “Kẻ cắp xe đạp” lừng danh - đã trút hơi thở cuối cùng tại Roma, thọ 73 tuổi. Chấm dứt bi kịch của người diễn viên vô danh nhưng thành công với vai diễn đầu tiên, trong bộ phim được liệt vào hàng kiệt tác điện ảnh bất hủ của nhân loại.



( Source: http://thethaovanhoa.vn )

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

My Love...My Hope !!!

oc_beo_ hanh_xinh: em mong anh có thể hiểu được vấn đề chúng mình bây giờ
oc_beo_ hanh_xinh: thật rất phủ phàng nhưng em không còn yêu anh như trước nữa
oc_beo_ hanh_xinh: em đã quyết định đi làm rồi
oc_beo_ hanh_xinh: với lại tất cả đã quá muộn,e đã xin nghỉ ở Pjico
oc_beo_ hanh_xinh: vì yêu em,bg a có thể nói chấp nhận tất cả để có được e nhưng sau này a sẽ hiểu và sẽ k bao giờ chấp nhận 1 ng vợ mà k toàn tâm toàn ý với chồng và gia đình chồng
oc_beo_ hanh_xinh: cũng có thể a chấp nhận dc nhưng e thì không,e k chấp nhận mình như vậy.
oc_beo_ hanh_xinh: E thật tồi nhưng k có nghĩa là e vô liêm sỉ,e sẽ trở về với anh và làm vợ anh khi trong e chỉ có anh và mình anh thôi.Nếu lúc đó anh vẫn còn yêu e.Còn nếu a có tình cảm với ai khác rồi thì thật tâm e rất vui và sẽ luôn chúc phúc cho a.
oc_beo_ hanh_xinh: Đó là những lời nói thật tâm e đang nghĩ chứ k phải là lý do để rời xa a,chỉ mong a cố gắng vượt qua thời gian khó khăn này
oc_beo_ hanh_xinh:

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010

Tôi đi tìm tôi !!??


Tôi.Một thằng người gần 30 tuổi.Tôi.Một thằng dở dở ương ương.Ngay cả cái lúc tôi sinh ra,đã rơi vào cái lúc nửa này nửa nọ rồi (lịch + là năm con Lợn,còn lịch - thì vẫn còn dền dứ năm con chó).Cuộc sống từ nhỏ đến lúc trưởng thành của thằng người tôi,cũng có thể nói là nửa dở nửa hay.Tôi phát triển mà ko có sự dạy dỗ của bố mẹ,nhưng vẫn có được sự chăm sóc từ Bà Ngoại,các dì và các cậu.Vậy nên về vấn đề tình cảm thì tôi cái thừa,cái thiếu.
Việc học tập,thằng người tôi cũng ko tránh khỏi cái dở hơi.Việc học hành từ cấp 1 lên đến Đại Học,cũng chỉ thuộc tầm trung bình-yếu.Ko hơn,ko kém.Tất cả những trường tôi học xét vào thời điểm đó cũng thuộc diện trung bình-kém của thành phố.Bản thân tôi đôi khi cũng muốn theo đuổi hết con đường học hành,nhưng lúc lại muốn bỏ dở để đi theo 1 con đường khác.Con đường mù mờ mà chưa bao giờ tôi định hình ra được nó là cái gì.Kết thúc là...tôi vẫn chưa kết thúc được con đường học hành.
Về tính cách trong thằng người tôi.Cũng ko tránh khỏi cái vấn đề chết tiệt "dở ương".Trong tôi tồn tại 1 con người hiền lành,ngoan ngoãn.Nhưng nhiều lúc tôi lại lột xác thành 1 con thú hung dữ,hành động những việc mà bản thân ko thể làm chủ được.
Tình yêu?Từ ngày biết nảy sinh tình cảm với người khác giới.Đến bay giờ tôi cũng ko hiểu cái mà tôi dành cho họ có phải tình yêu ko?Khi mà tôi dành tình cảm cho người này,nhưng vẫn có thể làm những việc tương tự với 1 người khác.Kể cả khi viết bài này,khi mà tôi đã cố gắng thay đổi cách yêu của mình.Lần đầu tiên,thằng người tôi yêu hết mình.Vậy mà "tình yêu" vẫn ko tin tưởng tôi.Phải chăng ở "tình yêu" tôi cũng là 1 thằng "dở ương" !?
Công việc???Tôi cũng chả biết tôi làm việc gì?Làm cái gì?Làm ở đâu?Làm bao giờ?
Tôi là ai???Tôi là người như thế nào??Tôi sẽ làm gì,sẽ phải làm gì?Tôi sẽ ra sao?Tôi là Chó?Hay tôi là Lợn?Khi nào tôi bắt đầu,bao giờ tôi kết thúc???Tôi vẫn đang đi tìm tôi....Tìm đến bao giờ đây?
Tôi-Chơi Vơi..................................................................Tôi là Ai ????

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010

Man United 09/10 - January 2010

29.F.A Cup Vòng 3 (CN ngày 3-1-2010):

Sân Old Trafford : Manchester United vs Leeds United 0-1

Ghi bàn: Leeds (Beckford 19')

Thống kê: Rooney 15 bàn (14 PL-1 CS) ; Nani 2 bàn (1 PL-1CS);Berbatov 6 bàn (6 PL) ; Owen 7 bàn (2 PL-4CL -1CaC) ; Giggs 3 bàn (2PL-1CL) ; Anderson 1 bàn (1 PL) ; Fletcher 3 bàn (3 PL) ; Welbeck 2 bàn (2 CaC) ; Scholes 3 bàn (1PL-2 CL) ; Oshea 1 bàn (1 PL) ; Carrick 3 bàn (2 PL-1CL) ; Valencia 7 bàn (5 PL-2CL) ; Gibson 3 bàn (1PL-2 CaC) ; Vidic 1 ban (1 PL) ; Rafael (1 PL)...


Đội hình ra sân: Kuszczak, Neville, Brown, Evans, Fabio Da Silva, Welbeck (Valencia 58’), Gibson, Anderson (Owen 69’), Obertan (Giggs 58’), Berbatov, Rooney.


Bình luận: Haizzz...thua đội kém 40 mấy bậc thì còn gì để nói.